11/03/2015

THI CÔNG CHỐNG THẤM PHÍA TRONG TƯỜNG VÂY BẰNG SIKATOP SEAL 107

Phạm vi: Sửa chữa và chống thấm cho phía trong trường vây với sản phẩm gốc xi măng polymer cải tiến trộn tại công trường và vữa trộn sẵn Sika cho sửa chữa và chống thấm.

1. Sản phẩm Sika: 
Vữa cải tiến Sika Latex TH: Làm phẳng sơ bộ bề mặt bê tông gồ ghề.
Sikatop Seal 107: Vữa chống thấm polymer và silicafume cải tiến.
Sikagrout 214 – 11: Vữa lỏng không co ngót.
Sika 102 water plug: Chặn nước bị rò rỉ nếu có yêu cầu
2. Chuẩn bị bề mặt:
 Tất cả bề mặt bê tông hiện hữu phải được làm sạch bằng phun nước áp lực và phải kiểm tra không bị rò rỉ nước. Những nơi bị rò rỉ nước cần được đánh dấu trước khi liên hệ phòng Kỹ Thuật của công ty Sika để được hướng dẫn hoặc hỗ trợ thêm.
Dùng chất chặn nước Sika 102 và Sikagrout 214-11 để chặn những nơi bị rỉ nước trước khi thi công vữa Sika Latex TH.
Thi công chất kết nối và vữa trộn tại công trình Sika Latex TH (theo như hướng dẫn trong Bản Chi Tiết Kỹ Thuật Sika Latex TH) lên bề mặt bê tông nhám để tạo bề mặt thích hợp để thi công lớp phủ chống thấm
3. Giải pháp chống thấm đàn hồi:
 Chuẩn bị bề mặt cho bằng phẳng và vệ sinh sạch sẽ, không dính dầu mỡ.
 Tưới nước bảo hòa bề mặt nhưng tránh để đọng nước.
 Trộn Sikatop Seal 107 như sau :
– Lắc mạnh thành phần A trong vài giây và cho vào thùng trộn.
– Cho từ từ thành phần B (bột màu xám) vào thành phần A theo tỷ lệ: 1 kg phần A : 4 kg phần B. Dùng khoan trộn điện tốc độ thấp khuấy đều.
 Thi công Sikatop Seal 107 lớp 1 bằng bay hoặc cọ với định mức 2 kg/m2
.
 Sau khoảng 4 giờ lớp thứ nhất khô thì tiếp tục thi công lớp thứ 2 bằng bay hoặc cọ.
Có thể dùng miếng xốp xoa phẳng mặt nếu cần
 Sau khi lớp thứ hai được thi công 24h có thể tiến hành dán gạch với loại chất kết dính phù hợp nếu có yêu cầu.
.
Mật độ tiêu thụ Sikatop Seal 107:
Phụ thuộc vào độ nhám của bề mặt, biên dạng bề mặt, chiều dày của lớp thi công. Nhưng
nên thi công ~ 2.0 kg / m2 / mm (Không tính đến độ hao hụt, biên dạng, …).

THI CÔNG CHỐNG THẤM MẠCH NGỪNG (DỪNG) KHI ĐỔ BÊ TÔNG

Đây là một biện pháp quan trọng trong quá trình thi công các công trình ngầm, gây khó khăn cho các nhà thi công, đôi khi gây ức chế với các cấu trúc phức tạp, làm đau đầu các nhà quản lý dự án, bởi chẳng hiểu làm sao đã tuân thủ đúng quy trình xử lý mạch dừng nhưng vẫn bị rò rỉ nước. Chúng ta cùng xem qua một vài nguyên nhân, để hiểu thêm về nguyên lý thi công các loại mạch dừng này, từ đó sẽ có những giải pháp tốt hơn cho mỗi cấu trúc mà chúng ta xây dựng. Chúng ta xét qua các phương án cho hạng mục này:
1- Dùng dải thép lá dầy 3 ly rộng 20 – 30 cm
2- Dùng dải nhựa chặn nước chuyên dụng Waterstop PVC (hoặc dải cao su)
3- Dùng sợi dừng nước chuyên dùng Waterstop bentonite, hoặc sợi gốc cao su, thanh trương nở Hyperstop DB2015
4- Dùng xi măng hòa nước tưới lên mạch dừng trước khi đổ bê tông.
5- Dùng các loại vật liệu kết nối như dạng keo ..
Chúng tôi xin đưa ra những ưu nhược điểm của từng loại phương án thi công trên
Phương án 1: Dùng thép tấm 3 ly dặt ở mạch dừng Đây là phương án từ những thập niên 80 của thế kỷ trước, khi đó Việt Nam còn ảnh hưởng từ những tiểu chuẩn liên xô cũ, khi xử lý mạch dừng người ta dùng một lá hợp kim đồng kích thước như trên, dùng chặn nước mạch dừng thi công, đây là vật liệu chặn nước rất tốt, bởi hợp kim này không dễ bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn, chúng bám dính với bê tông tốt nhưng tốn kém, không mấy kinh tế. Sau khi Liên Xô tan rã, chúng ta không còn các loại vật liệu này, chắc trong lúc khó khăn các nhà thiết kế đã dùng tôn 3 ly thay thế. Giải pháp này xem ra chẳng dựa trên tiêu chuẩn nào, mà đơn giản chỉ là “sáng kiến” cẩu thả trong cách suy luận, thiếu khoa học, bởi trên thực tế, không có cơ sơ nào chứng minh tính bám dính của 1 tấm tôn trơn tuột với bê tông, hơn nữa tấm tôn lá này bị ăn mòn, rỉ sét nhanh đến không kịp hiểu. Nếu cho giả thuyết rằng tấm tôn này không bị rỉ, thì việc chủ đầu tư cũng phải đối mặt với công trình bị rò rỉ do nước chảy lưng tấm tôn này do quá trình co giãn của bê tông theo thời gian.
Phương án 2: Dùng dải nhựa chặn nước chuyên dụng  băng cản nước Waterstop PVC Đây là phương án dùng dải PVC chặn nước mạch dừng chuyên dụng, về mặt lý thuyết dùng những vật liệu này là hoàn toàn chính xác. Xong trong thực tế người ta thường sử dụng chúng không đúng, do không nắm bắt được tính chất công dụng của mỗi mẫu, dẫn đến việc áp dụng vật liệu này còn hạn chế, không phát huy được hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta cùng xem nguyên nhân vì sao đã dùng vật liệu chặn nước chuyên dụng mà vẫn phải bỏ tiền sửa chữa, “chưa xây xong đã hỏng”. Chúng ta xem qua một số mẫu thông dụng và cách đặt dải chặn nước PVC này trong bê tông Để trả lời cho câu hỏi vì sao nêu trên, chung ta cùng nhau đi vào một vài nguyên nhân cơ bản của sự việc này như sau
thi công băng cản nước waterstop PVC

Nguyên nhân đầu tiên là chọn phương án sai: Chúng ta nên hiểu và ghi nhớ rằng các dải chặn nước PVC hoặc cao su nói chung dùng cho các cấu kiện bê tông khối lớn thì sẽ tốt hơn, sẽ ít chịu rủi ro hơn, so với việc dùng chúng vào các cấu trúc bê tông nhỏ, hoặc phức tạp, bởi đối với hạng mục bể nước ngầm mà chúng ta đang quan tâm thì việc dùng dải chặn nước PVC là không mấy hợp lý, do thành bê tông có chiều dầy hạn chế từ 20 – 25cm, hơn nữa trong quy trình thi công bể khoảng cách quy định giữa cốt thép và bề mặt ngoài của bê tông là 4cm, khoảng cách còn lại của bê tông thành bể còn bị chi phối bởi cốt thép dầy đặc, dây buộc neo định vị dải chặng nước….v/v. trong lúc cốt thép dầy, thành bê tông hẹp, khi đổ bê tông sẽ là khó khăn để kiểm soát được dải PVC có còn nằm thẳng trong mạch ngừng hay không, có bị bê tông bên nhiều bên ít gây ra việc dải chặn nước bị đổ ngã kết hợp với đá cốt liệu tạo ra những ổ bọng rỗ trong mạch dừng bê tông làm mất tác dụng chặn nước của dải PVC
Nguyên nhân thứ 2 do thi công: Khi ghép cốt fa đổ bê tông thành bể, theo đúng quy trình thì độ cao của ván khuôn là từ 1đến 1.5m nhưng do tiện lợi và tính kinh tế, hay vì bị ép tiến độ, nhà thi công thường ghép cao hơn quy trình thi công quy định từ 2.5 – đến 4mét, khi đổ bê tông với ván khuôn cao như vậy, thì đá cốt liệu sẽ rơi xuống trước và đọng thành lớp phía dưới, trong khi nước xi măng thì nổi ở trên, điều tất yếu xảy ra là rỗ khoảng 20cm phần chân mạch ngừng là điều dương nhiên, bất chấp những lỗ lực đổ bằng máng, dùng phụ gia siêu hóa dẻo đã trộn trong bê tông, cũng như đầm dùi xa tầm. Đó là còn chưa nói đến việc ghép cốt fa không kín làm mất nước bê tông gây bọng rỗ, trong một số trường hợp còn do các đầu thép thừa không xử lý, hay các loại bao xi măng, nilông..gỗ,ván ép..các loại người ta nhét vào khe giữa bê tông nền và cốt fa để làm kín nhằm tránh mất nước bê tông, nhưng sau khi đổ xong thì tất cả những thứ đó lại là nguyên nhân chung của việc thi công gây rỗ, thấm…v/v đây là việc thuộc diện “biết rồi, khổ lắm , nói mãi” của nhà thầu.
Phương án 3: Dùng sợi dừng nước chuyên dùng Waterstop bentonite, hoặc sợi gốc cao su Phương án lắp đặt cơ bản Sợi dừng nước bentonite là một hợp chất gốc sodium bentonite linh hoạt, được thiết kế để thay thế cho các sản phẩm dừng nước PVC thụ động, nó đáp ứng được đòi hỏi của mọi bề mặt cũng như các mạch nối phức tạp khác bằng cách dán hoặc đóng đinh. Vật liệu này khá nhẹ, cuộn mềm dẻo thích hợp dùng cho mọi bề mặt, nó được dính chặt lên bề mặt bê tông ống nhựa, ống thép… được dùng làm Gioăng dừng nước cho các mạch nối cấu trúc bê tông. Vật liệu này liên tục hàn gắn bằng việc trương nở từ 200 – 300 % khi tiếp xúc với nước, nó tạo thành một rào chặn nước. Sự trương nở này cho phép nó trám được hoàn toàn các khe hở cũng như các vết bọng rỗ nhỏ nhỏ thường xuất hiện trong mạch ngừng bê tông. Như vậy nó loại bỏ khả năng nước đi qua hoặc chạy dọc theo cấu trúc. Do có cấu tạo dạng sợi nhỏ nên chúng không làm chật hẹp cho các cấu trúc phúc tạp, với mật độ cốt thép dầy, hạn chế tối đa việc chia ngăn đổ ngã gây bọng rỗ như dải PVC thụ động
CHÚ Ý: Nhược điểm của loại vật liệu này là thi công trong điều kiện khô ráo, không lắp đặt khi trời mưa, và phải thi công trong phạm vi 3 – 5 ngày kể từ ngày lắp đặt, nếu không, chúng sẽ giảm tính năng trương nở do tiếp xúc với độ ẩm…v/v.
Phương án 4: Dùng xi măng hòa nước tưới lên mạch dừng trước khi đổ bê tông. Đây là phương án của các nhà “thầu vườn” chuyên dùng cho các mạch dừng thi công, bởi kinh nghiệm cho thấy rằng khi đổ nước xi măng vào mạch dừng thì hạn chế được hiện tượng bộng rỗ chân mạch, như vậy nước sẽ không rò rỉ ngay, nhưng khi họ rửa bay lấy tiền thì chủ đầu tư lãnh đủ vì bị nước rò rỉ toàn bộ mạch dừng đó. Đây là chuyện xảy ra nhiều ở các công trình nhà ở tư nhân là chủ yếu, chúng ta không bàn nhiều về việc này, chỉ lướt qua để hiểu thêm một cách đặt vấn đề mà thôi.
Phương án 5: Dùng các loại vật liệu kết nối như dạng keo ..expoxy, polyme Phương án này khá hiệu quả và chỉ dùng được cho các hạng mục sửa chữa bê tông, liên kết bê tông cũ mới, hoặc xử lý các dạng mạch dừng có thể tiếp cận trực tiếp như bê tông sàn mái, đầu trụ và sàn, một số loại vật liệu này có thể làm vật liệu liên kết bê tông với các loại vật liệu khác trong cấu trúc xây dựng như ống nhựa, ống thép xuyên sàn, nhằm ngăn chặn việc chảy nước lưng ống…Xong không thể dùng cho mạch dừng bê tông bể ngầm mà chúng ta đang bàn.
KẾT LUẬN: Qua phân tích từng phương án nêu trên chúng ta có thể đi đến kết luận: Phương xử lý mạch ngừng thi công các công trình bể ngầm hoặc nửa ngầm là phương án 3, bởi nó đáp ứng đúng yêu cầu tốt hơn những phương án khác.

THI CÔNG CHỐNG THẤM BỂ BƠI

BIỆN PHÁP CHỐNG THẤM BỂ BƠI
Sika Grout 214-11: Vữa rót gốc xi măng không co ngót 
Sikadur731: Keo Epoxy 2 thành phần
Sikaflex contruction Pro 3WF : Chất trám khe 1 thành phần gốc Polyurethane 
Sikatop Seal 107 : Vữa chống thấm Polymer cải tiến 2 thành phần gốc xi măng có thể thi công bằng bay hoặc cọ 
Sika Latex : Nhũ tương cao su tổng hợp được dùng như phụ gia cho vào vữa xi măng cho những nơi cần chống thấm và bám dính tốt 
A/ Bước I: Xử Lý Bê Tông
Chuẩn bị bề mặt chống thấm:
Đục bỏ bê tông và tạp chất dư thừa bám trên mặt sàn, tường bê tông. vệ sinh bằng bàn chải thép, có chỗ cần thiết mài cho sàn, tường phẳng sạch sẽ. Những chỗ tường bê tông bị rỗ, khi đổ bê tông đá bị phân tầng và điểm tiếp giáp mạch ngừng bê tông đổ trước và đổ sau (nếu có).Xử lý lại bằng cách đục bỏ bê tông bị rỗ phân tầng, vệ sinh sạch, quét kết nối Sika Latex TH hoặc SiKa monotop 610, trám trét lại bằng vữa Sika dur 731 hoặc rót Sika Grout vữa không co ngót cường độ cao, đảm bảo cho bê tông đặc chắc, theo từng trường hợp vị trí cụ thể. Vá lại mặt sàn, tường đảm bảo cường độ, không để lại khuyết tật.Tất cả các cây sắt, lỗ ty sắt trên tường đục sâu vào lớp bê tông dùng máy hàn cắt bỏ, trám trét Sika Latex TH, Sika monotop R hoặc Sikadur 731 bít lại.Bo lại các cạnh góc chân tường, chân cột cao lên 15 – 20cm bằng vữa phụ gia chống thấm Sika Latex TH nếu cần thiết.Vệ sinh lại toàn bộ diện tích thi công một lần nữa không còn bụi tạp chất. Bão hoà nước toàn bộ diện tích thi công ẩm nhưng không được để đọng nước trên mặt nền, sàn. Khoảng cách thời gian quét mỗi lớp chống thấm tối thiểu là 90 phút, phụ thuộc vào thời tiết.
B/ Bước II: Chọn sản phẩm để chống thấm
1/ Sikatop Seal 107
Quét 2 lớp hoặc 3 lớp SiKa Top Seal 107 hai thành phần chống thấm thẩm thấu đàn hồi. Vữa chống thấm gốc xi măng polyme cải tiến 2 thành phần, sản phẩm được thi công lên bề mặt vữa và bê tông để ngăn cản sự thấm nước. Sản phẩm SiKa top seal 107 ứng dụng các hạng mục bể nước, hồ nước, tầng hầm, tường chắn, ban công, sê nô,toilet, sân thượng, sàn mái. Sika top seal 107 hai thành phần đã được định lượng sẵn, dễ trộn, có độ sệt như hồ dầu, dễ thi công. Sikatop seal 107 có độ kết dính rất tốt với các bề mặt đặc chắc, không thấm nước, là lớp cản hiệu quả chống lại quá trình cacbonat hoá. Sikatop seal 107 không độc hại, không ăn mòn, khi hoàn thiện sản phẩm có màu xám bê tông.Trộn Sikatop seal 107 trong các trường hợp thông thường, khi trộn toàn bộ 2 thành phần với nhau trong một cái thùng sạch, đổ thành phần A vào trước khuấy đều rồi đổ từ từ thành phần B vào thành phần lỏng và vẫn khuấy đều bằng cần trộn điện có tốc độ thấp (khoảng 500 vòng/phút) sẽ tạo thành một loại hồ dầu sệt. Đối với mặt nền: Khi đã bão hoà nước toàn bộ diện tích thi công ẩm nhưng không được để đọng nước trên mặt nền.Đối với mặt tường đứng và nhẵn láng khi bão hoà nước bề mặt phải có khoảng cách thời gian nhất định để hạn chế độ ẩm sẽ giúp cho việc quét chống thấm tốt hơn.Thi công quét lớp thứ nhất để cho sản phẩm khô đông cứng lại sau khoảng 6 giờ (tuỳ thuộc vào thời tiết) trước khi quét lớp thứ hai. Lớp thứ ba cũng tương tự như trên.Sikatop seal 107 thông thường không cần bảo dưỡng, nhưng cũng tiến hành các biện pháp phòng ngừa nếu các vị trí thi công chịu ảnh hưởng lớn trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi nhiều gió.
2/ Trát vữa  Sika  Latex/ Sika Latex TH
Sika latex là một loại nhũ tương Styrene Butađien cải tiến được trộn với xi măng hoặc vữa xi măng cát nhằm gia tăng tính kết dính và khả năng chống thấm, là phụ gia chống thấm cao cấp và tác nhân kết nối.Lớp hồ dầu latex.Lớp vữa dặm vá mỏng.Lớp vữa trát tường chống thấm.Lớp vữa cán nền chống thấm, chống mài mòn.Vữa sửa chữa bê tông.Vữa dán gạch.Vữa xây. Sika latex kết dính tuyệt hảo, chống thấm tuyệt hảo, giảm tính co ngót, tăng tính đàn hồi, kháng hoá chất, không độc hại, thích hợp chống thấm cho các bể nước uống.
Trộn vật liệu để quét lót kết nối:
Dùng 1 lít Sika Latex TH + 1 lít nước + 4 Kg xi măng = hồ dầu latex quét kết nối.
Quét kết nối hồ dầu Latex TH toàn bộ diện tích thi công chống thấm (lưu ý quét lót kết nối hồ dầu latex đến đâu thì phải trộn vữa latex chống thấm tô ngay đến đó).
Trộn vật liệu để trát lớp vữa chống thấm:
Tỷ lệ 1 xi măng + 3 cát trộn đều
Tỷ lệ 1 lít Sika latex TH + 3 lít nước trộn đều.
Dùng thành phần nước Sika latex TH trộn đều vào thành phần xi măng cát đã trộn sẵn, trộn đến khi đạt được độ dẻo độ sệt vừa ý. Tiến hành tô lớp vữa chống thấm đã trộn ngay khi lớp hồ dầu kết nối còn ướt.Vệ sinh bề mặt tường, nền bê tông bên trong, ngoài bể chứa thật sạch sẽ trước khi bàn giao.Nếu thời tiết nắng nóng, nhiều gió thì phải tiến hành bảo dưỡng để tránh vữa bị khô quá sớm. Trong trường hợp chống thấm cho các kết cấu ngầm luôn luôn ướt như hồ bơi….thì nên để lớp vữa chống thấm latex khô 1 tuần trước khi xả nước đưa vào sử dụng công trình vĩnh viễn


10/28/2015

THI CÔNG CHỐNG THẤM SÀN MÁI BẰNG SIKA BITUSEAL T130SG/ T140 SG/ T140MG

Mô tả: 
Sika® BituSeal T – 130 SG / 140 SG / 140 MG Là màng khò nóng chống thấm. Gốc APP (atactic poly-propylene) bitumen cải tiến, được gia cường bởi sợi polyester. Có thể cho lộ thiên hoặc có lớp bảo vệ bên trên
Sika® BituSeal T – 130 SG / 140 SG 
– Chống thấm cho mái phẳng, có phủ lớp bảo vệ hoặc thi công các lớp hoàn thiện lên trên.
– Chống thấm cho mái phẳng được dán gạch.
Chống thấm cho Balcony có lớp bảo vệ, hoặc dán gạch.
Sika® BituSeal T –140 MG
– Chống thấm cho mái phẳng lộ thiên
– Sika® BituSeal T-130 SG (3 mm), Có rắc cát bề mặt
– Sika® BituSeal T-140 SG (4 mm), Có rắc cát bề mặt
– Sika® BituSeal T-140 MG (4 mm), Có lớp đá phủ

Chuẩn bị bề mặt
–  Đảm bảo bề mặt phải sạch, không có bụi bẩn, các chất bám dính không tốt, lớp phủ cũ , dầu mỡ…
–  Loại bỏ các lớp bề mặt không đặc chắc .. bằng cách mài hoặc phun cát…
–  Làm sạch bề mặt một cách kỹ lưỡng với loại dầu, chất có khả năng hoà tan bằng phương pháp thích hợp.
–  Sử dụng loại vữa ximăng thích hợp để làm phằng lại và tạo biên dạng thích hợp, sửa chữa hư hỏng.. trên bề mặt kết cấu.   Loại vữa sẽ phụ thuộc vào độ đốc, điều kiện và yêu cầu thi công.
–   Tất cả các góc được sử lý để tránh việc bẻ gấp và dư thừa tấm màng chống thấm sika.
Lớp Lót
Để đảm bảo việc bám dính tốt,  thi công lớp Sika BC Bitumen,  Lớp kết nối gốc bitum được phủ toàn bộ bề mặt bê tông. Để cho lớp primer khô trong khoang 4 -6h  (Có thể xem xét bằng cách dùng tay ướt đặt nhẹ lên mà không để lại dấu vân tay)
Không thi công lớp quét lót trong thời tiết ẩm ướt, hoặc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Liều lượng : 0.1 kg/m2 (Thêm nước water; tỉ lệ 1:1)
Thi công (Thi công bám dính)
–  Dặt tấm Sika® Bituseal lên mặt bêtông đã quét lót lớp Sika BC Bitumen.
–  Không lột bỏ lớp màng PE phía sau. Nó sẽ được làm nóng chảy khi bị  tác dụng của nguồn nhiệt
–  Đảm bảo nguồn nhiệt tác dụng đều vào mặt sau, dùng con lăn để ép  tấm Sika Bituseal được dính chặt vào bê tông.
–  Đảm bảo giữa hai tấm giáp mí ít nhất 100 mm và tấm cuối là ≥ 150mm.
–  Tại vị trí giáp mí dùng nguồn nhiệt làm nóng đều đến khi lớp màng PE  chẩy ra . Sau đó dùng rulô nhấn tấm màng chồng lên nhau và kết dính hoàn toàn.
–  Tất  cả  các  bọt  khí,  lỗ khí  xuất  hiện  dưới  màng  đều  phải  cắt  bỏ  và  được  sửa chữa bằng một miếng Sika® Bituseal khác.
–  Kéo  dài  tấm  Sika®  Bituseal  lên  tường,  lan  can  xung  quanh  tối  thiểu  cao 300mm. Kết thúc sử dụng tấm nẹp kim loại cố định
–  Bê mặt được phủ tấm khò nóng phải có độ đốc thích hợp đảm bảo việc thu nước tốt về ống thoát nước.
Thi công nhiều lớp:  Tránh làm hư hỏng tới lớp đã được thi công trong quá trình khò nóng.
Chú ý: Thí nghiệm bám dính có thể được thực hiện sau ít nhất 24h thi công.
Thi công nhiều lớp: chú ý tới việc bảo vệ lớp cũ tránh các hư hỏng liên quan tới việc sử dụng nguồn nhiệt để thi công.
Chú ý: Thí nghiệm kiểm tra kết dính có thể làm sau khi thi công ít nhất 24h .
Lớp bảo vệ
Không có tải trọng:
Thi công lớp bảo vệ như vữa ngay sau khi thi công xong Sika® Bituseal nhằm chống lại các tác động cơ học
Có tải trọng: bảo vệ bằng lớp bê tông cốt thép (kích thước được thiết kế bởi kỹ sư kết cấu của công trình) với cường độ thấp nhất 25MPa sau khi thi công Sika Bituseal..
Làm Sạch
Làm sạch tất cả các dụng cụ bằng dung môi hòa tan nhẹ ngay khi sử dụng
Quy định an toàn
Việc đảm bảo an toàn phải được thực hiện suốt quá trình thi công nóng. Đảm bảo phải có sự thông gió tại khu vực thi công. Không hút thuốc không hàn điện trong một khoảng không gian gần. Cách ly bình gas tại một khu vực an toàn mặc đồ bảo hộ, găng tay,… Để biết thêm thông tin an toàn, xem thêm bảng an toàn về nguyên liệu.( khi có yêu cầu).
Chú Ý
Đây là những thông tin tổng quát về phương pháp thi công, do dó những trường hợp điệu kiện cụ thể cần phải xem xét kỹ. Những nhà
thi công phải xem xét điều kiện thực tế tại hiện trường, và những yêu cầu cụ thể để có phương án thích hợp

10/27/2015

THI CÔNG CHỐNG THẤM TOILET, KHU VỆ SINH, NHÀ TẮM

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng theo kỹ thuật của vật liệu chống thấm.
Bước 2: Đục xung quanh cổ ống cần xử lý một rãnh khoảng 30x30 mm.
Bước 3: Vệ sinh rãnh theo kỹ thuật của vật liệu chống thấm.
Bước 4: Đổ lớp vữa không co ngót dày 20 mm, sau đó trét đầy rãnh bằng keo chống thấm.
Bước 5: Thi công hệ chống thấm lên sàn và lên đầu ống xuyên sàn.
Bước 6: Thi công lớp vữa tọa dốc và lớp hoàn thiện

Khu vệ sinh, nhà tắm, toilet là nơi có nhiều góc cạnh, khu vực này thường được bố trí gần hộp kỹ thuật: nơi có rất nhiều ống, dây dẫn thông tầng.  . Nhà tắm, khu vệ sinh, Toilet lại là nơi được lắp nhiều thiết bị dùng nước: vòi, van, thoát sàn, bể xục, lavabo, đường nóng lạnh.. nên các khu vực này thường xuyên ẩm ướt và có nhiều cổ ống đâm xuyên hay đâm ngang tường, dầm nhà.
 Chống thấm nhà vệ sinh, toilet, nhà tắm là loại chống thấm dễ làm nếu làm mới nhưng lại cực khó khi sửa chữa. Nguyên nhân là chỉ có một giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề - bóc dỡ và chống thấm lại toàn bộ sàn. 90% các trường hợp gây thấm là do thấm qua chân tường, qua các chi tiết chạy xuyên sàn, lỗ thoát sàn, lỗ ống thoát xí bệt, giao tuyến các ống thoát ngầm dưới sàn và sàn hoặc tường, các chi tiết góc cạnh như trong gầm bồn tắm, hộp kỹ thuật. 

Thi công chống thấm toilet, nhà tắm kém gây hư hại nền móng nhà
  Hiện nay, nguyên nhân gây chống thấm nhà vệ sinh, toilet, nhà tắm  chủ yếu do thi công ẩu ( quét lớp mỏng, không chú ý hoặc không làm các lớp bo, gia cường tại các cổ ống và các chi tiết góc cạnh, đâm xuyên khác), tham hàng rẻ nên dùng loại vật liệu không bền trước tác dụng của nước, không bám dính tốt trên nhiều loại vật liệu ( sắt, nhựa, bê tông ).
  Vậy nên vai trò của người thợ ở đây rất quan trọng. Không thể giao phó cho thợ không chuyên về chống thấm. Là chủ đầu tư bạn cần chú ý vài yêu cầu cần có sau đây để có thể giám sát được công việc chống thấm công trình của minh:
Cân nhắc khi sử dụng vật liệu chống thấm nhà vệ sinh, toilet, nhà tắm:
- Bám dính tốt trên nhiều loại vật liệu như: bê tông, vữa xây, nhựa đường, sắt thép, gỗ và các bề mặt đá hoặc đất nung
- Với chống thấm dạng lỏng hoặc keo cần dẻo dai và đàn hồi sau khi khô
- Chịu được áp lực nước thủy tĩnh
- Có thể thi công trên bề mặt ẩm ướt
- Trám bít tốt các vết nứt nhỏ
- Có khả năng kháng axit, kháng kiềm, trơ với các phản ứng hóa học
Đặc biệt : vật liệu không gây độc, tuổi thọ lâu bền.

GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM TOILET, NHÀ VỆ SINH, NHÀ TẮM
I. Yêu cầu bề mặt trước khi bàn giao:
- Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng…
- Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.
- Đục và dùng máy cắt hay gió đá cắt các râu thép dư trên sàn bê tông cho sâu tối thiểu 2cm so với mặt bê tông.
- Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông tối thiểu ½ bề dày bê tông. Các hộp kỹ thuật trong các khu vệ sinh (nếu có) và tường bao nên được xây và tô trát vữa ximăng cao tối thiểu 30 cm để gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông.

II. Quy trình chống thấm khu vệ sinh, nhà tắm
1. Công tác chuẩn bị bề mặt nhà vệ sinh, toilet, nhà tắm:
- Băm, đục sạch các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
- Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm.
- Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông (nếu đã được định vị ngay trong quá trình đổ bê tông, nhưng chưa lắp đặt sản phẩm dừng nước), đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.
- Trường hợp các sàn bê tông là sàn lệch (khu  WC, Toilet), thì ngoài phần gờ hông bê tông giật cấp, phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa ngay bên trên sẽ được xử lý gia cố chống thấm cao thêm tối thiểu 20cm nữa (để tránh nước thấm loang chân tường sử dụng thực tế sau này).
- Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm toilet, nhà tắm, nhà vệ sinh được bảo đảm tốt nhất.
- Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt khu nhà tắm, toilet, khu vệ sinh cần xử lý   chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay.
2. Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh, toilet, nhà tắm:
- Xử lý gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng, hốc bọng, đường nứt, hốc râu thép… trên sàn bê tông bằng hồ dầu Sika Latex/ Sika Latex TH và vữa đổ bù không co ngót.
- Xử lý quấn thanh cao su trương nở tại các khe co giãn, cổ ống xuyên sàn sau đó đổ bù vữa không co.
Sau khi bê tông đá mi khô cứng, tháo ván khuôn ta tiến hành thi công chống quét hoạc phun theo quy trình cụ thể sau:
a. Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh, toilet, nhà tắm bằng các sản phẩm dạng quét, phun
Bước 1: Bao hòa nước và bo góc chân tường:
- Trước khi thi công các sản phẩm dạng quét (gốc xi măng 2 thành phần hoạc gốc bu tin) chúng ta nên bao hòa nước để tránh bê tông háo nước dân đến tình trạng vật liệu chống thấm sẽ không thấm sau vào thân bê tông tạo liên kết (Tránh để đọng nước trên bề mặt bê tông)
- Bo góc chân tường bằng xi măng cát vàng + Sika latex/ latex TH
- Quét lớp mỏng chống thấm và tiến hành dán lưới thủy tinh bo góc với bê rộng lưới từ 10 – 15 cm.
Bước 2: Thi công chống thấm nhà vệ sinh, toilet, nhà tắm:
- Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm chúng ta nên thi công 2 hoạc 3 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần   chống thấm nhà vệ sinh, nhà tắm.
- Thi công các lớp chống thấm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp sau được quét sau khi lớp trước khô mặt (khoảng 2 - 24h, tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng).
- Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 2kg (Tùy theo mức độ cần chông thấm và tùy theo quy định của từng loại sản phẩm cần dùng), do vậy liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2 – 6 kg/m2
- Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công ứng dụng cùng một lúc.
Bước 3: Những điểm cần chú ý:
- Với các sản phẩm gốc xi măng nên cần có yêu cầu bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được ninh kết hết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo được lớp màng đặc chắc.
- Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp
- Khi cần sơn hoàn thiện bề mặt thì nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (ximăng+cát) lên bề mặt lớp chống thấm.
b. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh, toilet, nhà tắm bằng màng khò nóng hoạc màng dán lạnh
Bước 1: Quét lớp tạo dính:
- Dùng lu sơn để thi công trên bề mặt bằng rộng. Lớp tạo dính được dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông (Chỉ thi công diện tích lớp tạo dính lót cho diện tích thi công có thể làm trong ngày).
Sau khi lớp tạo dính lót khô (cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay) tiến hành dán màng chống thấm.
Bước 2: Dán màng chống thấm Bitum (Sika Bituseal T130 SG/ Sika Bituseal T140 SG/ Sika Bituseal T140 MG / Màng chống thấm Copernit / Màng chống thấm Unitec / Màng chống thấm Evotec, ...)
- Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Bảo đảm bề mặt dán hoạc khò phải được úp xuống dưới.
- Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.
- Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas (Hoạc dán như bình thường với mạng dán nguôi – Màng tự dính). Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được tạo dính lót.
- Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.
- Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.
Bước 3: Những điểm cần chú ý:
- Tại vị trí chồng mí. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
- Các vị trí yếu phải gia cố: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống.
- Nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.
- Sau khi thi công hệ thống  màng chống thấm khu vệ sinh, nhà tắm cần lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép.


THI CÔNG CHỐNG THẤM KHE CO GIÃN, KHE HỞ - 0969661166

I. Quy trình thi công chống thấm:
Hiện nay trong việc thiết kế công trình không thể thiếu được các khe lún và khe co giãn, đặc biệt là các khe lún nằmngang. Quá trình hoàn thiện việc xử lý khe lún trở lên rất khó khăn đối với các nhà thầu, phải đảm bảo kín, thẩm mỹ,phẳng, chống thấm và co giãn được theo yêu cầu thiết kế

II. Xử lý khe lún, khe co giãn như sau:
1. Khe lún thi công trước:
Với khe lún thi công trước công việc thi công được thực hiện dễ dàng vì hiện có các vật liệu đảm bảo tốt chất lượng.Việc thực hiện lắp đặt vật tư được làm trước khi đổ bê tông. Sản thẩm được dùng chủ yếu là các loại bằng cản nước loại O (Có thể cả V). Sản phẩm có độ bền cao và rất an toàn.



2. Khe lún thi công sau:
Bước 1: Chuẩn bị
–          Dùng máy cắt và máy đục hoàn thiện lại khe lún theo yêu cầu
–          Dùng các dụng cụ làm sạch chuyên dụng như: máy thổi bụi, chổi quét
Bước 2: Thi công
–          Dùng các vật liệu để trám khe lún
–          Dùng thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) để trám nhét vào khe lún
–          Dùng vật liệu trám khe có độ đàn hồi cao.
Bước 3: Hiệu quả
–          Đảm bảo sự co giãn và lún trong công trình
–           Chống thấm tốt, không cho nước thấm qua
–          Đảm bảo vẻ mỹ quan cho công trình

THI CÔNG CHỐNG THẤM CỔ ỐNG XUYÊN SÀN - 0969661166

I. Quy trình thi công chống thấm:
Hiện  nay thì việc thi công cổ ống xuyên sàn, xuyên tường hoặc hộp kỹ thuật cần phải hết sức thận trọng vì với các điểm nối này với bê tông nếu không có kinh nghiệm và không có vật liệu ứng dụng tốt sẽ không thể xử lý triệt để được việc thấm thông qua các vị trí này.
II. Thi công:

1. Với các cổ ống đã được đã được định vị và đổ bê tông:
a. Vệ sinh khu vực thi công:
- Dùng máy đục hoạc máy khoan để đục bỏ những chỗ bê tông thừa và đục tạo rãnh quanh khu vực ống xuyên sàn và hộp kỹ thuật
- Làm vệ sinh sạch khu vực ống và bê tông đục rãnh bê tông đục bằng chổi sắt, cọ, máy thổi bụi hoạc các loại hóa chất chuyên dụng nếu có.
b. Thi công chống thấm cổ ống:
- Quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) xung quanh các khu vực điển nối, cổ ống
- Quét hồ dầu (Latex + xi măng) nên khu vực bê tông đục rãnh
- Rót vữa tự chảy không co ngót (Vữa grout) để trám kín các rãnh, lỗ đã đục
- Sử dụng thêm các sản phẩm trám khe nếu cần thiết (Sikaflex Construction AP, Sikaflex Pro-3WF, Sikaflex Construction J)
2. Với các cổ ống mở:
a. Vệ sinh khu vực thi công:
- Làm vệ sinh sạch khu vực ống và bê tông đục rãnh bê tông đục bằng chổi sắt, cọ, máy thổi bụi hoạc các loại hóa chất chuyên dụng nếu có.
b. Thi công chống thấm cổ ống:
- Định vị ống xuyên sàn, xuyên tường vào vị trí theo thiết kế và tiến hành gép cốt pha.
- Dùng hồ dầu Latex + Xi măng quét kết nối lên bề mặt bê tông.
- Dùng phụ gia hồ dầu Latex trộn với vữa xi măng cát mác #75 để đổ định vị cố định ống theo thiết kế.
- Sau khi lớp vữa định vị đã khô ta tiến hành quét kết nối bằng hồ dầu Latex + xi măng lên khu vực chống thấm.
- Quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) xung quanh các khu vực điển nối, cổ ống
- Rót vữa tự chảy không co ngót (Vữa grout) để trám kín các rãnh, lỗ đã đục
- Sử dụng thêm các sản phẩm trám khe nếu cần thiết (Sikaflex Construction AP, Sikaflex Pro-3WF)
III. Lưu ý chung
- Trước khi thi công các sản phẩm chống thấm thì yêu cầu làm sạch bề mặt là yêu cầu tối cần thiết
- Cần sử dụng các loại vật liệu đúng quy cách để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Cần tiến hành công tác bảo dưỡng để các khu vực đổ bù vữa để tạo bề mặt đặc chắc và tránh rạn nứt sau thi công.

QUÝ KHÁCH HÀNG có nhu cầu thi công chống thấm xin vui lòng liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI AN TIẾN HƯNG
540 Đường Láng - Đống Đa - Hà Nội
Tel: 0466.556.566        Fax: 0437.878.161
Hotline: 0969.66.11.66
Email: antienhungjsc@gmail.com
để nhận được tư vấn và báo giá tốt nhất cho công trình



CHỐNG THẤM SÀN MÁI BẰNG SIKAPROOF MEMBRANE

Chống thấm sàn mái bê tông bằng Sikapoof Membrane.
I. Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm
- Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng…
- Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.
II. Thi công chống thấm:
1. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và vật liệu cần thiết cho thi công
a. Dụng cụ
- Bay, đục, bàn chải sắt, chổi, xô, máy trộn cho vữa xi măng-cát…
- Dụng cụ hoặc thiết bị khác cho công tác chống thấm ở những nơi cần thiết.
b. Vật liệu
- Vật liệu: Xi măng : PC 40 hoặc PCB 40
- Cát: Phải sàng để loại bỏ các vật liệu lớn hơn 5mm và tạp chất.
- Sản phẩm Sika: Sika proof Membrane, Sika Latex/ Sika Latex TH
II. Quy trình thi công chống thấm.
1. Dọn dẹp vệ sinh bề mặt chống thấm
- Dọn dẹp các chướng ngại vật.
- Đục bỏ phần bê tông không đặc chắc
- Dùng máy mài bằng chổi mài sạch bề mặt bê tông
- Dùng các dụng cụ làm sạch các lớp vữa bê tông vừa đục, tẩy, mài
2: Thực hiện thi công.
Bước 1:
- Thi công lớp lót Sikaproof Membrane (pha với 50% nước) lên bề mặt bê tông khô bằng cọ hoặc bằng cách phun.
- Mật độ thi công khoảng 0.2 - 0.3 kg/m² cho lớp lót.
-Trong trường hợp bề mặt hút nước phải làm ẩm bề mặt trước bằng nước sạch.
 Bước 2:
- Để cho lớp lót khô hoàn toàn (khoảng 2-3 giờ ở 30ºC) sau đó thi công lớp thứ nhất Sikaproof Membrane dày nguyên chất với mật độ tiêu thụ khoảng 0.85 kg/m².
Lưu ý:
- Tại các góc, cạnh và những nơi nền bê tông xuất hiện các vết nứt đã cố định, nên đặt thêm một lớp lưới thủy tinh có mắt lưới rỗng và khi ráp nối cần nối chồng ít nhất 50mm. Lớp lưới này phải được thi công lên lớp Sikaproof Membrane thứ nhất đã khô nhưng vẫn còn dính.
- Thi công lớp Sikaproof Membrane thứ hai và ba (không pha loãng) với mật độ tiêu thụ khoảng 0.85 kg/m². Thời gian cho giữa các lớp là 2 giờ.
Bước 3:
- Thi công kết nối bằng Sika Latex/ Sika Latex TH
    Lớp kết nối thứ nhất:
+ Trộn Sika Latex/ Sika Latex TH với nước theo tỉ lệ 1:1 và hòa đều. Sau đó tiếp tục cho xi măng vào hỗn hợp Sika Latex/ Sika Latex TH và nước theo tỉ lệ 4:1:1 được hỗn hợp hồ dầu.
+ Quét hỗn hợp kết nối hồ dầu lên lớp Sikaproof Membrane trên cùng sau khi chờ đủ thời gian hoặc cho đến khi Sikaprof Membrane khô hoàn toàn (4-5 giờ) với mật độ tiêu thụ 0.25 lít/m².
+ Hoàn thiện vữa chống thấm Sika Latex/ Sika Latex TH bằng phương pháp xoa nền. Nếu không thể xoa phẳng bề mặt thì xoa đều bằng bay thép.
    Lớp kết nối thứ hai:
+ Phủ lớp vữa bảo vệ bằng hỗn hợp xi măng – cát và hỗn hợp Sika Latex/ Sika Latex TH – nước.
+ Trộn xi măng – cát theo tỉ lệ 1:3, sau đó trộn tiếp Sika Latex/ Sika Latex TH với nước theo tỉ lệ 1:3 rồi trộn 2 hỗn hợp đều với nhau cho đến khi đạt độ dẻo theo yêu cầu đối với thi công chống thấm.
+ Thi công bằng tay khi lớp hồ dầu Sika Latex/ Sika Latex TH còn ướt, làm phẳng bề mặt bằng bay.
3. Vệ sinh
- Rửa sạch tay và dụng cụ bằng nước lạnh khi sản phẩm còn ướt và dùng dầu lửa hoặc dung môi khi sản phẩm đã khô.
4. Lưu ý thi công/Giới hạn
- Sikaproof Membrane không kháng tia tử ngoại trong thời gian dài nên các bề mặt lộ thiên (như mái phẳng) phải được bảo vệ (Như sơn phản chiếu hoặc trát vữa bảo vệ).
- Không sử dụng sản phẩm làm bề mặt chịu sự đi lại trực tiếp.
- Không được pha loãng với dung môi.
- Khi đã mở thùng, nên sử dụng hết sản phẩm.
III. Các ứng dụng khác.
- Lớp chống thấm bên dưới lòng đất cho các bề mặt bê tông và vữa trát
- Ban công
- Tầng hầm,
- Chống thấm cho tường v.v...
IV. Lưu ý chung
- Với các trường hợp chống thấm cụ thể khách hàng cần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt hơn trước khi thi công.
Xin chân thành cảm ơn !

THI CÔNG CHỐNG THẤM HỐ THANG MÁY

THI CÔNG CHỐNG THẤM HỐ THANG MÁY 


Ngày nay, sự phát triển bùng nổ của các khu nhà chung cư, khu cao tầng thì việc sử dụng hệ thống thang máy là một thành phần không thể thiếu. Thang máy đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người là di chuyển lên các khu vực cao trong thời gian ngắn, tiết kiệm sức lực. Trong đó kỹ thuật chống thấm hố pit thang máy  là một bộ phận quan trọng của thang máy không thể tách rời trong quá trình thi công và xây dựng. Hố thang máy có 3 loại được phân chia theo cốt liệu thi công:  Hố bê tông cốt thép, hố cột bê tông tường gạch và hố có cấu tạo bằng thép.
Trong quá trình thi công - xây dựng hố thang máy thì hạng mục  xử lý chống thấm hố thang máy là công việc đặc biệt quan trọng quyết định tới độ bền, kết cấu của hố.

Chống thấm hố thang máy
Hố thang máy thường đặt ở các vị trí thấp nhất tòa nhà như tầng hầm nên rất dễ bị thấm nước nếu không được xử lý chống thấm ngay từ đầu khi xây dựng.
Chống thấm hố thang máy, khoang đặt máy … là những hạng mục chống thấm đặc biệt vì ngoài phương pháp thông thường còn phải tính toán đến độ của độ rung của máy máy, động cơ
Do vậy nếu không được xử lý chống thấm trước, nước sẽ thẩm thấu, ngấm vào gây hư hỏng hệ thống máy móc, động cơ, ảnh hưởng tới tuổi thọ và kết cấu công trình. Cần xử lý chống thấm trước khi đi vào sử dụng các hạng mục này tránh để xảy ra trường hợp hệ thống máy móc đã dược lắp đặt, công trình hoàn thiện đưa vào sử dụng bị ngấm nước. Khi đó việc xử lý rất phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí.

Thợ đang gia cố thi công chống thấm hố thang máy
GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM HỐ THANG MÁY
Có hai phương pháp chống thấm cho hố thang máy được sử dụng phổ biến, một là phương pháp dán màng   chống thấm và hai là phương án thi công phun chống thấm thẩm thấu.
Giải pháp 1: Phương pháp chống thấm hố thang máy dùng màng chống thấm
Đây là phương pháp cho hiệu quả ca tuy nhiên nếu lựa chọn cách này thì phải tiến hành ngay từ đầu sau khi việc đổ bê tông lót được hoàn thành làm hố PID. Quy trình được làm như sau
- Vệ sinh bề mặt bê tông lót.
- Quét một lớp Primer cho toàn bộ khu vực hố thang máy. Sau đó tiến hành trải và khò khô lớp   chống thấm hố thang máy.
- Tiếp theo cán một lớp vữa bảo vệ lớp màng chống thấm, chờ vữa khô rồi bắt đầu khâu ghép cốp pha đổ bê tông hố PID
- Sau khi tháo cốp pha, nên quét thêm một lớp chống thấm Primer.
Giải pháp 2: Phương pháp chống thấm hố thang máy phun thẩm thấu
Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp không án dụng phương pháp 1, hố thang có hiện tượng thấm nước. Các bước tiến hành như sau
- Vệ sinh toàn bộ bề mặt hố thang, đục bỏ lớp vữa thừa sau đó tiến hành tráng một lớp vữa mới để làm phẳng bề mặt hố.
- Phung nước để tạo độ ẩm cho bề mặt chống thấm.
- Trộn hỗn hợp chống thấm theo tỷ lệ mà nhà cung cấp khuyến cáo.
- Tiến hành phun hỗn hợp chống thấm đều trên toàn bộ bề mặt hố PID thang máy với độ dày từ 2-3mm. Sau khi phung lớp chống thấm đầu tiên khoảng 4 đến 6 tiếng thì tiếp tục phun lớp thứ 2. Lưu ý phun nước dưỡng ẩm cho lớp chống thấm.
- Cuối cùng là tráng một lớp vữa bảo vệ.